Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp do xuất hiện thêm biến chủng mới, nên thị trường thực phẩm tại Việt Nam sẽ có nhiều biến động trong năm 2022. So với các ngành khác, ngành thực phẩm vẫn có lợi thế hơn, mặc dù dịch bệnh xảy ra rất nghiêm trọng nhưng nhìn chung nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng về cơ bản là không thay đổi.
Bảng Nội Dung
Nhu cầu thực phẩm tăng mạnh trong dịch và bài toán thị trường
Bối cảnh thị trường thực phẩm tại Việt Nam 2019 – 2021
Do đại dịch Covid-19 thị trường kinh tế Việt Nam nói chung và các quốc gia trên thế giới nói riêng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở toàn bộ lĩnh vực, điển hình về lĩnh vực du lịch, thực phẩm – đồ uống, dịch vụ giải trí, nhà hàng khách sạn,… Trong đó, ngành thực phẩm – đồ uống chịu tác động đầu tiên khi dịch bùng phát, một số mặt hàng thực phẩm bị ảnh hưởng rất lớn vì không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Vì tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp và nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người nên người tiêu dùng luôn đề cao nhu cầu về sức khoẻ, siết chặt chi phí, chắt lọc và lựa chọn những thực phẩm chú trọng đến sức khoẻ, có thể dự trữ được lâu, thực phẩm tiện lợi.
Những loại thực phẩm bị hạn chế
Với những mặt hàng như nước ngọt, hải sản, đồ uống có cồn, những mặt hàng giá cao hoặc không mang đến nhu cầu về sức khoẻ và tiện lợi cho người tiêu dùng lúc bấy giờ sẽ chịu tác động rất lớn về doanh thu, về lượng tiêu thụ sản phẩm và có thể dẫn đến tình trạng bị lãng quên.
Những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến
Những loại hàng thực phẩm được tiêu thụ nhiều như mì gói (67%), thực phẩm đông lạnh (40%), xúc xích tiệt trùng (19%). Nước đóng chai và thực phẩm đóng hộp cũng đang có xu hướng gia tăng – chia sẻ của chuyên gia Nielsen.
Khảo sát của Kantar cũng đã cho thấy, bánh mì đóng gói và sữa hộp tại Hồ Chí Minh tăng lần lượt 112% và 12% so với cùng kỳ vào năm ngoái. Những mặt hàng được tiêu dùng nhiều phổ biến:
- Thực phẩm tươi sống,
- Thực phẩm thiết yếu (phù hợp với nhu cầu và có thể dự trữ lâu), điển hình như thực phẩm ăn liền, gia vị, thịt, cá, trứng.
Tình hình những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
Thông qua hình ảnh trên, có thể thấy 2020 các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đang phải đối mặt với tình cảnh khó khăn và cố gắng ra sức chống chọi với dịch Covid-19. Tuy nhiên đến đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (2021) số liệu khảo sát ở mức tác động nghiêm trọng tăng lên đáng kể, cho thấy các doanh nghiệp đang đuối dần.
Kết luận
Có thể thấy trong những năm vừa qua, Việt Nam chịu tác động của đại dịch Covid-19 dẫn đến biến động thị trường thực phẩm cung cầu mất cân bằng, gây ra tình trạng “tăng giá ở một số mặt hàng”, nguồn cung ứng bị trì trệ/ đứt gãy, nền kinh tế bị ảnh hưởng, GDP bị giảm sút, kim ngạch ở một số mặt hàng bị giảm, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản.
Nhu cầu thực phẩm trước và sau đại dịch Covid-19
Nhu cầu thực phẩm năm 2021
Trong năm 2021, các doanh nghiệp thực phẩm – đồ uống đều giảm sản lượng tiêu thụ do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, chọn lọc những thực phẩm mang tính thiết yếu. Tuy nhiên đến năm 2022, tình hình dịch bệnh chuyển biến tốt hơn, cùng với chiến dịch tiêm phòng vaccine đầy đủ từ bộ y tế, kết hợp với ý thức của người dân, đất nước đã chuyển sang giai đoạn thích ứng, “sống chung với dịch” nên người tiêu dùng giảm bớt việc thắt chặt chi tiêu, nhưng vẫn ưu tiên hướng đến lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khoẻ.
Theo bà Lý Kim Trí – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) “Từ tình hình thực tế hiện nay, chúng ta có thể nhận định trong năm tới thị trường thực phẩm, hàng tiêu dùng sẽ có nhiều biến động và do tình hình dịch vừa qua nên có thể mức tiêu thụ các sản phẩm thiết yếu sẽ giảm so với năm ngoái”
Nhu cầu thực phẩm năm 2022
Năm 2022, đất nước đang trong trạng thái “bình thường mới” nhầm khôi phục lại nền kinh tế Việt Nam. Trạng thái bình thường mới được hiểu một cách đơn giản là trong trạng thái này, đất nước phải vừa ra sức chống dịch và vừa ra sức khôi phục lại nền kinh tế như trước khi bình phát dịch, vừa mang tính hiệu quả cũng vừa đảm bảo mục tiêu chống dịch của từng doanh nghiệp.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT – thay đổi chi tiêu của người tiêu dùng đang dịch chuyển sang các thực phẩm tươi sống và đóng gói; nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng cao cấp đang gia tăng; và ưa thích mua sắm trực tuyến tại nhà, siêu thị và các cửa hàng tiện lợi
Cùng với đó, theo khảo sát của Deloitte thực hiện năm 2021, có đến 84% người tiêu dùng tăng chi tiêu dành cho thực phẩm tươi sống và 70% chi tiêu thực phẩm đóng gói do nhu cầu tích trữ hàng hoá trong bối cảnh COVID-19.
Tiềm năng phát triển của những nhóm thực phẩm trong tương lai
Xu hướng tiêu dùng mới này sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống. VNDirect cho rằng các công ty có hệ thống phân phối rộng khắp và danh mục sản phẩm đa dạng có thể nhanh chóng bắt kịp xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng và phục hồi từ năm 2022. Điển hình ở một số doanh nghiệp như Vinamilk. Massan,.. với kênh phân phối rộng khắp nước.
Dự đoán xu hướng tiêu dùng thị trường thực phẩm 2022
COVID-19 hoành hành từ năm 2019 cho đến nay đã tạo thói quen cho người tiêu dùng chính là ưu tiên hàng đầu về thực phẩm chú trọng đến sức khoẻ, sau đó đến các mặt hàng thiết yếu như gia vị, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm có thể dự trữ lâu và thực phẩm tươi sống.
Ông Jimmy Ong, Tổng Giám đốc Good Food cho rằng “với áp lực từ đại dịch, người tiêu dùng càng có thêm động lực để chi trả cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính kích thích sự gia tăng của xu hướng ăn kiêng mới, tiêu biểu là chế độ ăn gluten-free hay keto”
Sau đây là một số dữ liệu nhận biết rằng xu hướng của người tiêu dùng năm 2022:
Nhu cầu ưu tiên cho thực phẩm dinh dưỡng
Dữ liệu trên cho thấy xu hướng người tiêu dùng cho hướng đến:
- Việc sử dụng sản phẩm thực phẩm dạng lỏng bao gồm sữa thực vật, sữa tươi, sữa chua uống, sữa trái cây, các loại sữa hạt, nước ép trái cây,.. Ngoài ra còn các định dạng khác như: sữa bột, sữa chua đóng hộp, sữa đặc,..
- Xu hướng thuần chay gồm đậu hủ, nước tương, các loại rau, củ, quả,…
- Xu hướng eatclean, keto
Số liệu xuất khẩu một số các mặt nông sản tăng mạnh
Cuối quý III 2021, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực tăng mạnh – theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Một số mặt hàng tăng mạnh so với cùng kỳ: Cao su tăng 52,7%, hạt tiêu 46,9%, sắn 26,4%, hạt điều 14,8%, cà phê 4,4%. Đây là một cơ hội…
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia
Với mỗi thị trường xuất khẩu sẽ có những loại thực phẩm đại diện khác nhau. Dưới đây là một vài thị trường tiềm năng mà Việt Nam đang phát triển
Cung cấp rau quả chế biến lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ
Bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát, Hoa Kỳ nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam trong năm 2020 đạt 8,6 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2021, con số này đã tăng lên 7,4 tỷ USD (tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2020). Việt Nam đang là nước cung cấp rau quả chế biến lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ.
Nguồn cung hạt điều số 1 tại Đức
Bên cạnh hàng rau quả chế biến, một sản phẩm nông sản tiêu biểu nữa của Việt Nam đó là hạt điều. Việt Nam hiện là nguồn cung hạt điều số 1 tại thị trường Đức nhờ sản lượng ổn định và chất lượng đảm bảo. Theo cục Cục Xuất nhập khẩu dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho biết, Đức nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 28,23 nghìn tấn, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch của Đức tăng 57,51% trong 9 tháng đầu năm 2020 lên 62,46% trong 9 tháng đầu năm 2021.
Nguồn cung cà phê lớn nhất cho thị trường Nga
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Nga nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt trên 61.000 tấn, trị giá 116 triệu USD, giảm 8% về lượng, nhưng tăng 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam hiện là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nga tính theo lượng, còn tính về kim ngạch, cà phê Việt Nam đứng thứ 2 ở thị trường Nga sau Brazil (133 triệu USD trong 9 tháng đầu năm).
Tiềm năng cung ứng mặt hàng nông – thuỷ sản cho Nhật Bản
Thị trường nhập khẩu và tiêu thụ thực phẩm của Nhật Bản lớn ở các mặt hàng về nông thuỷ sản – thực phẩm nước ngoài, bao gồm: cá và các sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi chế biến, cà phê,..
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng cung ứng những mặt hàng trên cho Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông – thuỷ sản ở Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,8 tỷ USD, giảm nhẹ ở mức 0,5% so với năm 2020. Mặt dù hàng chủ lực trong nhóm hàng này là thuỷ sản có mức giảm 7,4%, tuy nhiên các mặt hàng còn lại được ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt như: cà phê tăng 25,5%; hàng rau quả tăng 20%; hạt điều tăng 39%, hạt tiêu tăng 56%,… cùng với một số mặt hàng hoa quả Việt Nam cũng chiếm thị phần lớn và ngày càng phổ biến trên thị trường như thanh long, xoài, dừa, vải,..
Bước đột phá trong xuất khẩu
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và khảo sát tại thị trường nhiều nước, người tiêu dùng EU, châu Mỹ và người dân châu Á cũng dần biết đến và ưa thích hạt cà phê Việt Nam. Điều này cho thấy cơ hội xuất khẩu của cà phê Việt Nam năm 2022 vẫn rất lạc quan. Bên cạnh đó, các mặt hàng như: trái cây, rau quả, gỗ và lâm sản, thủy sản… đều dự báo có sự tăng trưởng lớn trong xuất khẩu.
Nắm bắt xu hướng chiếm lĩnh thị trường thực phẩm
Từ thông tin trong và ngoài nước, các xu hướng được đề cập liên quan đến 4 nhóm sản phẩm thực phẩm:
- Nhóm đóng hộp mang tính tiện lợi.
- Nhóm dạng hạt tốt cho sức khoẻ.
- Nhóm làm từ sữa thực vật.
- Nhóm thực phẩm tươi sống
Xu hướng tâm lý và hành vi tiêu dùng:
- Xu hướng ăn uống thuần chay
- Chú trọng về sức khoẻ
- Mua hàng chất lượng
- Chú trọng đến những thực phẩm từ thực vật, sản phẩm hữu cơ cung cấp lượng protein dồi dào
- Xu hướng ăn eatclean, keto
- Thực phẩm hỗ trợ miễn dịch
- Tác động Covid-19 nên hình thành thói quen mua sắm trên sàn TMĐT, siêu thị và cửa hàng tiện lợi
- Sản phẩm cao cấp (sản phẩm hữu cơ)
Cơ hội và thách thức của ngành thực phẩm sau dịch Covid-19
Cơ hội ngành thực phẩm sau dịch Covid-19
Người tiêu dùng ưa tiên lựa chọn những thực phẩm dạng sữa làm từ thực vật. Sữa thực vật bao gồm các loại sữa về hạt như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa yến mạnh, sữa gạo, sữa óc chó,.., các loại sữa thực vật có đặc điểm cung cấp hàm lượng lớn chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Tình hình xuất khẩu thực phẩm tại thị trường Việt Nam sang các quốc gia tăng trưởng ở những nhóm dạng hạt, rau củ quả. Cùng với những dự đoán xu hướng tiêu dùng của các nguồn thông tin nước ngoài, họ chú trọng về thực phẩm tốt cho sức khoẻ.
Thách thức ngành thực phẩm sau dịch Covid-19
Đối với thực phẩm tươi sống: chỉ dùng trong chế biến không ứng dụng được nhiều hình thức sử dụng khác nhau, hạn sử dụng thực phẩm ngắn.
Đối với thực phẩm đóng hộp: đa phần các thực phẩm đã qua chế biến và được đóng hộp nhầm mang tính tiện lợi cho người tiêu dùng. Sản phẩm đóng hộp đa dạng điển hình các thực phẩm rau, củ, quả; các thực phẩm từ hạt, thịt, cá,.. Tuy nhiên trong tâm trí người tiêu dùng mặc định, dùng những thực phẩm đóng hộp sẽ không tốt cho sức khoẻ.
Suy cho cùng, các yếu tố và xu hướng của người tiêu dùng trong năm 2022 trở đi sẽ khớp với thực phẩm dạng hạt, vừa tiện lợi; an toàn; bảo vệ môi trường; lại đa dạng hình thức đóng gói; đa dạng cách chế biến; đa dạng kênh phân phối.
Hành vi và tâm lý của người tiêu dùng sau đại dịch Covid-19 phần lớn hướng đến nhu cầu về sức khoẻ, bảo vệ môi trường, mua hàng tăng cao trên những sàn thương mại điện tử.
Đối với lĩnh vực đóng gói thực phẩm quy mô vừa và nhỏ thì sẽ không thể bỏ qua dòng sản phẩm máy hút chân không. Máy hút chân không giúp cho việc bảo quản thực phẩm lâu dài hơn, dễ dàng vận chuyển và bảo quản hơn rất nhiều. Thông tin sản phẩm máy đóng gói hút chân không.
Bài viết liên quan:
Cách Đóng Gói Thực Phẩm và Các Yêu Cầu Cần Biết Khi Đóng Gói