Máy công nghiệp Quang Minh nhận được câu hỏi của Anh/Chị về việc : “Chi phí đầu tư máy đóng gói và chi phí vận hành máy được tính như nào, làm sao để mua máy đóng gói phù hợp ngân sách mà vẫn tối ưu được năng lực sản xuất, khả năng sản xuất của máy”.
Để trả lời câu hỏi này của Anh/Chị, máy công nghiệp Quang Minh phân tích các chi phí mà anh chị sẽ cần gồm: Chi phí mua máy, chi phí vận hành, chi phí bảo trì bảo dưỡng, chi phí thay thế.
Chi phí đầu tư thực tế trong sản xuất của anh/chị sẽ khác nhau dựa trên việc mình sản xuất đóng gói sản phẩm gì, năng lực sản xuất và khả năng tùy biến của máy. Trong phạm vi này, Máy công nghiệp Quang Minh sẽ giới thiệu anh chị cách tính chi phí để cân nhắc đầu tư tự động hóa sản xuất.

Chi phí đầu tư máy đóng gói bao gồm những gì?
- Giá máy: Chi phí mua máy đóng gói, phụ thuộc vào loại máy (tự động, bán tự động), công suất, và thương hiệu. Danh mục máy và giá, thông số Quý vị xem thêm tại: Danh mục: Máy đóng gói
- Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển máy từ nơi bán đến nhà máy của bạn. Khi mua máy tại Máy công nghiệp Quang Minh, chi phí này được hỗ trợ hoặc miễn phí hoàn toàn dựa trên chính sách bán hàng của chúng tôi.
- Chi phí lắp đặt: Chi phí lắp đặt và hiệu chỉnh máy để đảm bảo hoạt động tốt. Tương tự như chi phí vận chuyển, khi mua máy tại Máy công nghiệp Quang Minh, chi phí này được hỗ trợ hoặc miễn phí hoàn toàn dựa trên chính sách bán hàng của chúng tôi.
- Chi phí đào tạo, hướng dẫn vận hành: Chi phí đào tạo nhân viên vận hành máy. Miễn phí đạo tạo khi mua thiết bị từ chúng tôi.
- Chi phí phụ tùng và bảo trì ban đầu: Thông thường, máy sẽ kèm theo các linh kiện dễ hư hỏng và miễn phí từ chúng tôi.
Chi phí vận hành máy đóng gói bao gồm những gì?
- Điện năng tiêu thụ: Chi phí điện năng để vận hành máy. Thông số tiêu thụ điện được mô tả trong thông tin của máy.
- Nhân công: Chi phí nhân công vận hành và giám sát máy. Tùy thuộc vào yêu cầu công việc thì mức lương sẽ khác nhau.
- Nguyên vật liệu đóng gói: Chi phí mua nguyên vật liệu đóng gói như bao bì, màng co, dây buộc, v.v.
- Bảo trì và sửa chữa: Chi phí bảo trì định kỳ và sửa chữa khi có sự cố. Dựa vào đơn vị phân phối, khuyến nghị chi phí bảo trì khoảng 5-10% giá trị máy mỗi năm.
- Chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao máy móc theo thời gian. Dự phòng thêm khoảng 2-5% giá máy/năm để xử lý những sự cố không lường trước.
Làm sao để đơn vị sản xuất tối ưu chí phí khi mua sắm thiết bị và vận hành?
Để tối ưu chi phí mua sắm thiết bị máy đóng gói, vận hành máy đóng gói. Chúng ta cần lưu ý các thông tin về giá, quy trình vận hành (Giảm thiểu hư hại khi vận hành sai cách), Xây dựng quy định an toàn…
Làm thế nào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu?
- Xác định nhu cầu: Xác định loại máy và công suất phù hợp với nhu cầu sản xuất. Liên hệ với Máy công nghiệp Quang Minh qua hotline 0396906609 để nhận tư vấn.
- Tham khảo giá: Tham khảo giá từ nhiều nhà cung cấp để có giá tốt nhất. Lưu ý: Nên so sánh cùng mã, cùng chức năng.
- Tính toán chi phí phụ: Bao gồm chi phí vận chuyển, lắp đặt, đào tạo, và phụ tùng ban đầu.
Làm thế nào để giảm chi phí vận hành?
- Tối ưu hóa quy trình: Tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu thời gian chết và tăng hiệu suất. Tham khảo bài viết: Quy trình vận hành máy đóng gói để xây dựng quy trình của riêng bạn.
- Sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả: Sử dụng nguyên vật liệu đóng gói một cách hiệu quả để giảm lãng phí.
- Bảo trì định kỳ: Thực hiện bảo trì định kỳ để tránh các sự cố lớn và tốn kém.
- Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên vận hành để họ có thể xử lý các vấn đề nhỏ mà không cần gọi kỹ thuật viên.
Vì vậy, để tối ưu chi phí đầu tư máy móc, vận hành cũng như bảo dưỡng bảo trì cần có công thức và phương pháp. Liên hệ với chúng tôi, để tại yêu cầu tư vấn nếu bạn có nhu cầu.