TIÊU CHUẨN GMP VÀ CÁCH XIN CHỨNG NHẬN GMP TRONG SẢN XUẤT MỸ PHẨM

 

Nhu cầu làm đẹp tăng cao trong những năm gần đây khiến cho thị trường mỹ phẩm trở nên đa dạng nhưng đồng thời lại khiến cho người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt hàng chất lượng với hàng kém chất lượng. Vì vậy các tiêu chuẩn kiểm định sản phẩm cũng đã trở nên nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là về tiêu chuẩn GMP.

Bảng Nội Dung

GMP là gì?

GMP (viết tắt của Good Manufacturing Practice) dịch sát nghĩa là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt. Đây là hệ thống những nguyên tắc, quy định chung về điều kiện sản xuất, áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn vệ sinh…

Chứng nhận GMP là chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xây dựng và sở hữu nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP theo quy định đề ra bởi các cơ quan thẩm quyền tương ứng.

Lợi ích của việc xây dựng dây chuyền sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP

Đối với doanh nghiệp

  • Tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoạt động kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, con người, sản xuất.
  • Nâng cao độ uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Gia tăng độ tin cậy và trung thành của người tiêu dùng.
  • Giảm thiểu những rủi ro ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đối với người tiêu dùng

  • Hạn chế rủi ro mua nhầm sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • An tâm hơn trong việc đưa ra quyết định mua sản phẩm.
  • Giảm thiểu việc mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Đối với ngành mỹ phẩm

  • Xây dựng thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng phát triển và lành mạnh vì sức khỏe của người tiêu dùng.

Các yêu cầu trong việc kiểm duyệt theo tiêu chuẩn GMP

Yêu cầu về nhân sự

  • Đặt ra những yêu cầu cụ thể trong quá trình tuyển dụng nhân viên nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự có trình độ, năng lực phù hợp với công việc.
  • Tổ chức các chương trình đào tạo để cung cấp thêm kiến thức về mặt chuyên môn và nghiệp vụ cho nhân sự.
  • Xây dựng những quy định về kiểm tra sức khỏe cho nhân sự, đặc biệt đối với công nhân làm việc trực tiếp ở khâu sản xuất, chế biến.

Yêu cầu về thiết kế, xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất và nhà xưởng

  • Các máy móc, trang thiết bị phải được bố trí, thiết kế cho phù hợp và thuận tiện nhất cho các thao tác thực hiện.
  • Thường xuyên bảo trì và kiểm tra máy móc.
  • Vị trí của toilet phải được tách biệt với khu vực sản xuất.
  • Hệ thống chiếu sáng, ống nước, thông khí phải được bố trí hợp lý và thuận tiện cho việc vệ sinh, bảo trì.
  • Phải lắp đặt rèm nhựa, dải phân cách…tại khu vực kho nguyên liệu, sản xuất, nhằm giảm nguy cơ nhiễm chéo giữa các nguyên liệu với các sản phẩm gia dụng khác như thuốc diệt côn trùng, nước tẩy rửa…

Quy trình sản xuất

  • Các quy trình cần được xác định rõ ràng, nhất quán, và được theo dõi, đánh giá qua từng thời điểm nhất định.

Sản phẩm và nguyên vật liệu

  • Các sản phẩm cuối cùng được đưa đến tay người tiêu dùng phải được kiểm soát bởi các tiêu chuẩn nhất định.
  • Các thông số tỉ lệ nguyên liệu phải thống nhất với hồ sơ công thức chính.
  • Kết quả thử nghiệm sản phẩm phải được ghi chép lại phục vụ cho công tác đánh giá sau này.

Thủ tục

  • Tất cả các thủ tục trong quá trình sản xuất cần phải được trình bày rõ ràng, tuân theo quy chuẩn của GMP vì cách thức mà tiêu chuẩn GMP quy trách nhiệm cho nhà sản xuất là thông qua các thủ tục trong quá trình sản xuất được lập thành văn bản.

Các giấy tờ cần thiết khi xin cấp giấy chứng nhận GMP

  • Đơn đăng ký kiểm tra GMP.
  • Bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận của một số giấy tờ để chứng minh doanh nghiệp đủ các điều kiện pháp lý như giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư.
  • Sơ đồ tổ chức của cơ sở.
  • Tài liệu, chương trình, báo cáo tóm tắt về huấn luyện, đào tạo tại cơ sở.
  • Sơ đồ vị trí tọa lạc và thiết kế của nhà máy, bao gồm:

+ Sơ đồ mặt bằng tổng thể.

+ Sơ đồ đường đi của công nhân.

+ Sơ đồ đường đi của toàn bộ dây chuyền sản xuất.

+ Sơ đồ hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất.

+ Sơ đồ cung cấp khí cho nhà máy.

+ Sơ đồ thể hiện cấp độ sạch của nhà máy.

+ Sơ đồ quá trình xử lý chất thải.

Thủ tục nộp và cấp giấy chứng nhận GMP

Chứng nhận GMP
Chứng nhận GMP
  • Bước 1: Doanh nghiệp lập hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần thiết đã nêu ở mục trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở Y Tế theo 1 trong 3 hình thức:

+ Nộp online trên website Cổng thông tin điện tử của Sở Y Tế.

+ Nộp qua đường bưu điện.

+ Nộp trực tiếp.

  • Bước 3: Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Y Tế sẽ thành lập đoàn đánh giá xuống kiểm tra cơ sở. Trong 15 ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập, đoàn đánh giá sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp cơ sở. (Đoàn đánh giá có từ 5 người trở lên, trong đó có ít nhất 2 người có kinh nghiệm về GMP, và 1 người có chuyên môn về kiểm nghiệm). Nội dung đánh giá cần được lập thành biên bản để phục vụ cho công tác kiểm duyệt.
  • Bước 4:

+ Trong trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu, cơ sở sẽ phải tiến hành thay đổi và khắc phục sau đó gửi báo cáo đến Sở Y Tế. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục, Sở Y Tế có trách nhiệm phải gửi phản hồi bằng văn bản lại cho cơ sở. Nếu đã đạt yêu cầu, cơ sở sẽ được cấp giấy chứng nhận sau đó trong vòng 7 ngày.

+ Còn đối với cơ sở đạt yêu cầu, thời gian cấp giấy chứng nhận là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Giấy chứng nhận GMP có giá trị 3 năm kể từ ngày cấp. Các doanh nghiệp nên lưu ý, trước khi hết hạn 6 tháng, cần nộp hồ sơ đăng ký cấp lại giấy chứng nhận.

Lời kết

Bài viết trên đây là tất cả thông tin mà Máy Công Nghiệp Quang Minh muốn cung cấp đến bạn đọc, hy vọng giúp bạn phần nào hiểu chi tiết hơn về tiêu chuẩn GMP và các thủ tục liên quan đến GMP trong sản xuất mỹ phẩm.

Mọi ý kiến đóng góp về bài viết, nội dung và thông tin vui lòng bình luận dưới bài viết. Chúng tôi sẽ luôn lắng nghe và học hỏi để mang lại những nội dung chất lượng nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết liên quan
Cách làm cơm rượu kiểu miền Nam, Bắc, Trung đầy đủ tại nhà
Cách làm cơm rượu kiểu miền Nam, Bắc, Trung đầy đủ tại nhà

1. Cách làm cơm rượu miền Nam Ủ trong khoảng 3 ngày là được (tùy thời tiết, nóng thì cơm Read more

Mè đen là gì – Vừng mè đen có tác dụng gì – Ai nên dùng thì tốt
Mè đen là gì - Vừng mè đen có tác dụng gì

Bột mè đen là gì Mè đen hay còn với tên gọi là vừng đen, trong y học cổ truyền, Read more

Máy đóng gói dạng lỏng – Thiết bị đóng gói ưu việt
Máy-đóng-gói-dạng-lỏng---Thiết-bị-chiết-rót-ưu-việt

Máy đóng gói dịch lỏng - dịch sệt được sử dụng để đóng gói tương ớt - tương cà hay Read more

Lỗi Mua Hàng Shopee Một số sản phẩm trong giỏ hàng vừa được cập nhật
Một số sản phẩm trong giỏ hàng vừa được cập nhật là sao?

Lỗi thanh toán: Một số sản phẩm trong giỏ hàng vừa được cập nhật là sao? Khi mua hàng và Read more

Bài viết được đăng trong danh mục Blog

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *