Nhờ điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi, Việt Nam là một trong những nước có lượng xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Thị trường tiềm năng phải kể đến đó là xuất khẩu nông sản sang EU. Các mặt hàng xuất khẩu sang EU với số lượng lớn như : hạt điều, dừa, tiêu, cafe,….Vậy những doanh nghiệp, đơn vị sản xuất muốn xuất khẩu nông sản sang EU sẽ cần những thủ tục gì? Hãy cùng Máy Công Nghiệp Quang Minh tìm hiểu rõ hơn nhé.
Bảng Nội Dung
Đôi nét về thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang EU
Hạt điều là thực phẩm được người tiêu dùng sử dụng phổ biến vì mang lại lợi ích đối với sức khoẻ con người. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong vài năm qua, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng đối với thực phẩm tốt cho sức khoẻ lại tăng cao hơn và hạt điều là một trong những loại thực phẩm được người tiêu dùng trong nước lẫn ngoài nước ưa chuộng.
Tình hình xuất khẩu của hạt điều sang EU 2021 cũng không vì dịch bệnh mà ngắt quãng, ngược lại tăng cả sản lượng và kim ngạch so với năm 2020.
Số liệu xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang EU năm 2021 và quý I năm 2022
Năm 2021, theo Bộ Công Thương, hiện EU đang là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng giá trị toàn ngành.
Về xuất khẩu hạt điều Việt Nam 2021 sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5 về lượng và tăng 7,9 về trị giá so với năm 2020.
Quý I/2022, xuất khẩu điều ước đạt 105.000 tấn, trị giá 630 triệu USD, giảm 7% về lượng và giảm 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá điều xuất khẩu bình quân trong tháng 3 và quý I lần lượt ở mức 6.024 USD/tấn và 5.974 USD/tấn, ổn định so với cùng kỳ năm 2021.
Cục Xuất nhập khẩu cho rằng xuất khẩu điều trong quý I chưa nổi bật bởi theo yếu tố chu kỳ, quý I là thời gian châu Âu thường nhập khẩu hạt điều ở mức thấp. Nhưng vẫn được đánh giá là tiềm năng hơn so với cùng kỳ các năm trước.
Dự báo tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang EU 2022
Dự báo xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ thị hiếu tiêu dùng toàn cầu ngày càng ưa chuộng sản phẩm có lợi cho sức khỏe, thời gian bảo quản lâu.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương, dự kiến xuất khẩu hạt điều năm 2022 sang EU sẽ tăng khoảng 15% về lượng và tăng 10% về trị giá so với năm 2021, đạt trên 155.000 tấn, trị giá 900 triệu USD.
Đặc biệt tại thị trường Đức, triển vọng xuất khẩu hạt điều Việt Nam 2022 sẽ khá quan trọng nhờ vào hiệp định EVFTA. Đức hiện là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất tại EU, nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại Đức càng ngày càng tăng do nhu cầu cao từ các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và nhu cầu tiêu dùng của người dân nước này.
Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp/ đơn vị sản xuất cần đẩy mạnh xuất khẩu sản lượng hạt điều hơn. Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu hạt điều sang các nước EU cần làm những thủ tục giấy tờ gì?
Thủ tục xuất khẩu hạt điều sang EU
Về thủ tục xuất khẩu hạt điều sang EU đang là vấn đề nan giải cho các nhà sản xuất/ doanh nghiệp vì không phải ai cũng nắm rõ các giấy tờ pháp lý cần có để đủ điều kiện xuất khẩu. Ngoài ra, thị trường EU rất khắt khe về vấn đề chất lượng sản phẩm, do đó các đơn vị/ cá nhân cần phải tuân thủ đầy đủ giấy tờ đối với mặt hàng thực phẩm để được phép lưu thông trên thị trường EU.
Sau đây là một số lưu ý và các giấy tờ cần có khi thông quan mặt hàng thực phẩm trên thị trường quốc tế:
Xác định hàng hoá
Mã HS của sản phẩm
Việc xác định mã HS hàng hoá giúp ta có thể phân loại hàng hoá, thông nhất ngôn ngữ chung của sản phẩm trong việc giao thương quốc tế. Mã HS là một trong những yếu tố khi chúng ta làm thủ tục hải quan để xuất khẩu.
Mã 0801: là mã HS chung của các loại nông sản như: dừa, quả hạch Brazil (Brazil nuts) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ. Trong đó:
- 08013100 – hạt điều chưa bóc võ (điều thô)
- 08013200 – hạt điều đã bóc vỏ (điều nhân)
Chính sách hàng hoá
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 30/2014/TT- BNNPTNT ngày 05/09/2014. Điều nằm trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Vậy khi xuất khẩu điều, ta cần làm giấy kiểm dịch thực vật trước khi thông quan
Quy trình làm giấy kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật (phytosanitary) là một trong các chứng từ bắt buộc cung cấp khi xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản, kiểm dịch thực vật là công tác quản lí nhà nước nhằm ngăn chặn các mầm bệnh, sâu bọ, lây lan giữa 2 nước giao thương với nhau. Việc kiểm dịch nhằm chứng minh hàng hoá đảm bảo điều kiện để xuất khẩu ra nước ngoài. Căn cứ theo thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT, quy trình làm giấy kiểm dịch thực vật theo thứ tự sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Trước khi vào quy trình làm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, bạn cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký.
Hồ sơ bao gồm:
- Lấy mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu tại Phục lục IV Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.
- Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường
hợp tái xuất khẩu).
Bước 2: Đăng ký kiểm dịch thực vật
Chủ vật thể hoặc người được chủ vật thể ủy quyền đăng ký kiểm dịch thực vật trước ít nhất 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Chủ vật thể hoặc người được chủ vật thể ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ không lệ theo yêu cầu của cơ quan kiểm dịch thực vật, chủ vật thể sẽ được hướng dẫn bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Kiểm tra vật thể
Căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
- Kiểm tra chi tiết
Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01- 141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.
Một số văn bản pháp luật liên quan đến kiểm dịch thực vật có thể kham khảo
- Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT: quy định về quy trình, thủ tục cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật. - Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT: quy định về quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
- Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNPTNT về quy định
trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. - Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT: hướng dẫn hồ sơ kiểm dịch thực vật.
- Thông tư số 01/2012/TT-BTC: hướng dẫn thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu phải kiểm dịch.
Thủ tục hải quan
- Hồ sơ hải quan xuất khẩu hạt điều bao gồm những chứng từ sau:
- Invoice (hóa đơn thương mại)
- Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
- Sales Contract (hợp đồng thương mại)
- Bill of Lading (vận đơn)
- Kiểm dịch thực vật (phytosanitary certificate)
- Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (nếu lần đầu xuất khẩu, những lần sau không
cần) - Chứng nhận xuất xứ C/O
Một số giấy tờ khác
- Chứng nhận Y tế (HEALTHY CERTIFICATE – HC)
Chứng nhận y tế là chứng thư xuất khẩu mà cơ quan thông quan hay từ phía đơn vị nhập khẩu yêu cầu cung cấp. Đặc biệt, đối với thị trường EU nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm cũng như an toàn thực phẩm thì chứng nhận y tế là chứng từ cần thiết.
Chứng nhận y tế được cấp cho tất cả các loại thực phẩm được sản xuất tại Việt Nam được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
- Chứng nhận lưu hành tự do (CERTIFICATE OF FREE SALE – CFS)
Để lưu thông hàng hoá tự do trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu sang các quốc gia khác thì các mặt hàng cần có các loại giấy tờ khác nhau. Trong đó, chứng nhận lưu hành tự do là loại chứng từ quan trọng mà Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp/ nhà sản xuất cần có.
Chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được cấp khi doanh nghiệp yêu cầu và là điều kiện để thông quan hàng hoá khi xuất khẩu. Chứng nhận CFS được cấp bởi Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Một số giấy tờ khác do nhà nhập khẩu yêu cầu
Khi bắt đầu giao thương, bạn cần liên hệ kỹ với bên nhập khẩu để xem họ có yêu cầu những giấy tờ khác không, Đặc biệt với thị trường EU, khi nhập khẩu mặt hàng nông sản, EU rất chú trọng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ. Một số giấy tờ thị trường EU cần điển hình như chứng nhận sản phẩm, chứng nhận xuất xứ.
Qua những thông tin trên, mong rằng sẽ giúp ích được cho Quý doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hạt điều sang thị trường Châu Âu.