Quy trình vận hành máy đóng gói gồm nhiều bước và nhiều giai đoạn dựa trên sản phẩm đóng gói, kiểu dáng và mẫu mã của máy đóng gói. Tuy nhiên, nếu nắm rõ cấu tạo máy đóng gói sẽ có phương án xây dựng quy trình vận hành, quy trình hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Để xây dựng quy trình sản xuất, Quý vị hãy liên hệ Hotline 0396 906 609 hoặc Fanpage để nhận tư vấn miễn phí.

Hiểu cấu tạo để hiểu vận hành của máy đóng gói
Để hiểu và xây dựng được quy trình vận hành của máy và thực hiện một cách chính xác, nhất thiết chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo của máy cũng như đặc điểm chức năng của từng bộ phận. Cấu trúc và các bước vận hành máy đóng gói có thể khác nhau tùy thuộc vào loại máy, nhưng tôi sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan chung.
Dưới đây là cấu tạo của máy đóng gói được sử dụng trong các ngành công nghiệp như thực phẩm, dược phẩm hoặc hàng tiêu dùng.
- Khung máy: Khung tạo thành cấu trúc cơ bản, thường bằng chất liệu inox. Khung của máy đóng gói, cố định, hỗ trợ cho các bộ phận khác.
- Hệ thống băng tải: Sản phẩm di chuyển dọc theo hệ thống băng tải đến các trạm khác nhau nơi diễn ra các bước đóng gói. Hệ thống băng tải có thể được làm bằng dây đai, con lăn hoặc các cơ cấu khác.
- Hệ thống cấp liệu: Hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm cho máy đóng gói. Nó có thể bao gồm các cơ chế như phễu, bộ cấp liệu rung hoặc cánh tay robot.
- Bộ phận định hình và niêm phong: Bộ phận này tạo hình vật liệu đóng gói thành hình dạng mong muốn và hàn kín để tạo thành hộp đựng cho sản phẩm. Nó có thể sử dụng nhiệt, áp suất hoặc chất kết dính để bịt kín.
- Hệ thống chiết rót: Hệ thống chiết rót thêm sản phẩm vào các gói đã định hình. Điều này có thể được thực hiện thông qua các cơ chế khác nhau như mũi khoan, chất độn thể tích hoặc máy bơm chất lỏng.
- Hệ thống ghi nhãn và mã hóa: Một số máy đóng gói bao gồm hệ thống dán nhãn hoặc mã hóa gói hàng với các thông tin như số lô, ngày hết hạn hoặc mã vạch.
- Cảm biến kiểm soát chất lượng: Các cảm biến có thể được kết hợp để kiểm tra độ kín, mức lấp đầy thích hợp và các thông số chất lượng khác.
- Bảng điều khiển: Bảng điều khiển trung tâm cho phép người vận hành đặt tham số, theo dõi hiệu suất của máy và khắc phục sự cố.

Quy trình vận hành máy đóng gói tự động gồm các bước gì
Quy trình các bước hoạt động máy đóng gói bán tự động hay tự động đều có những điểm giống nhau và có các bước quan trọng cần thiết cho hoạt động đóng gói. Đối với dòng thiết bị đóng gói bán tự động thì có sự can thiệp của nhân công, trong khi đó máy tự động thì hoàn thiện các giai đoạn đóng gói hoàn toàn bằng máy móc với độ chính xác cao.
Trong quá trình vận hành máy đóng gói cần phải đảm bảo các bước theo thứ tự để đảm bảo hiệu quả: đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động, tiết kiệm chí phí vận hành và giảm rủi ro sản xuất.
Nếu bạn chưa đọc, bài viết về chi phí đầu tư máy đóng gói sản xuất gồm các loại nào thì vui lòng đọc thêm tại: 5 Chi phí đầu tư mua máy và chi phí vận hành.
Lưu ý: Đối với dòng máy tự động công suất cao, các bước sẽ được đồng bộ trên cùng 1 thiết bị. Còn có những trường hợp khác thì máy đóng gói tự động sẽ được tích hợp băng tải để hoàn thiện các bước dưới đây.
Do chúng tôi có hơn 300+ mẫu máy đóng gói khác nhau nên một bài viết không thể đầy đủ cho các dòng máy, vì vậy chúng tôi sẽ lấy quy trình đóng gói phổ biến để giới thiệu tới mọi người
Quy trình hoạt động 5 bước cơ bản của máy đóng gói
- Bước 1: Tạo túi hoặc cấp giữ cố định bao bì: Bước tạo túi đối với máy tạo túi & đóng gói từ cuộn màng. Cấp hoặc giữ bao bì đối với sản phẩm đóng gói trong hũ, chai, lọ, túi rời.
- Bước 2: Cấp liệu định lượng và làm đầy: Nguyên vật liệu được đong đếm, đo lường theo cài đặt của nhà sản xuất và chiết rót làm đầy vào bao bì.
- Bước 3: Niêm phong đóng gói bao bì: Sau khi nguyên vật liệu được đổ, chiết vào bao bì. Máy sẽ thực hiện niêm phong bảo quản sản phẩm.
- Bước 4: Dán nhãn, indate trên bao bì: Các sản phẩm đóng gói cần đảm bảo yếu tố in ngày tháng sử dụng, thông tin theo quy định pháp luật. Máy sẽ có chức năng dập date nổi hoặc indate bằng mực giúp người sử dụng dễ dàng lựa chọn hơn.
- Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm: Sau khi sản phẩm hoàn thiện, thành phẩm sẽ được đưa ra khỏi máy.
Quy trình vận hành máy đóng gói gồm các bước gì?
Bước 1: Chuẩn bị đồng thời cung cấp nguyên vật liệu, chuẩn bị bao bì và kết nối nguồn điện.
Bước 2: Kiểm tra quy trình hoạt động máy: Kiểm tra bằng cách bấm nút demo màu vàng trên máy để xem máy hoạt động đúng các bước cài đặt hay không.
Bước 3: Kết nối nguồn điện máy cấp liệu: Máy cấp liệu dùng để cung cấp nguyên vật liệu một cách liên tục. Hãy đảm bảo nguồn sản phẩm được cung cấp thường xuyên.
Bước 4: Kiểm tra sản phẩm mẫu: Chạy máy chế độ tự động trong 1 khoảng thời gian cố định. Sau đó, lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm đã đạt yêu cầu đóng gói, định lượng hay tính thẩm mỹ hay chưa.
Bước 5: Vận hành tự động: Vận hành máy theo yêu cầu đóng gói, năng suất dự kiến của ngày.
Bước 6: Tắt máy và ngắt nguồn điện: Không nên ngắt nguồn điện đột ngột khi máy sản xuất, hãy tắt máy và để máy ở chế độ chờ 5-10p trước khi rút nguồn điện.
Bước 7: Vệ sinh máy sau khi đóng gói. Vệ sinh máy có 2 phương pháp CIP và COP. Hãy đảm bảo máy sạch sẽ, bảo trì bảo dưỡng tốt để sẵn sàng cho lần hoạt động tiếp theo.
Lưu ý đảm bảo an toàn vận hành trong đóng gói sản xuất
Xây dựng quy trình vận hành máy đóng gói để đảm bảo tính an toàn trong đóng gói sản xuất, Quý vị không được bỏ qua hoặc nhảy cóc bất kỳ bước nào. Sử dụng thiết bị theo đúng khuyến cáo của nhà cung cấp để giảm thiểu các vấn đề – rủi ro phát sinh trong việc sử dụng.
Hiện nay, để đánh giá các bước vận hành đã đạt chuẩn hay chưa, hãy dựa trên tư vấn của chuyên gia có chuyên môn và dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp để có Quy trình phù hợp với nhu cầu.
Các lưu ý để đảm bảo an toàn vận hành máy đóng gói
- Đặt máy ở vị trí bằng phẳng và địa hình chắc chắn, môi trường không được quá ẩm ướt (Tùy máy chuyên biệt dành cho môi trường này).
- Khi lắp máy bắt buộc phải kết nối dây tiếp mát, cần tình toán vị trị và phương pháp vệ sinh máy đóng gói để tối ưu kết nối.
- Khi vận hành cần kiểm tra tình trạng của máy, chạy demo test mẫu trước khi vận hành công nghiệp. Sử dụng máy đóng gói với đúng nhu cầu và chức năng của máy.
- Trong quá trình vận hành, gặp sự cố phải sử dụng nút dừng khẩn cấp. Trước khi chỉnh sửa, thay đổi máy cần kiểm tra nguồn điện của máy.
- Sau khi sử dụng máy, cần vệ sinh máy theo các bước khuyến cáo của nhà cung cấp. Không vệ sinh máy khi đang còn kết nối nguồn điện.