Những lưu ý về đóng gói sản phẩm xuất khẩu theo thị trường Mỹ trong phạm vi bài viết này sẽ giúp khách hàng, nhà sản xuất hiểu hơn về thị trường khó tính này. Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn với mức tiêu dùng cá nhân hàng đầu thế giới, những sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang đây không nhiều nhưng khi đã được phân phối trong thị trường thì rất thành công. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, những đạo luật liên bang và tiểu bang khiến nhà sản xuất gặp khó khăn khi không biết bắt đầu từ đâu và cần làm gì cho tốt.
Trong phạm vi khác bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu những nội dung dưới đây, hãy bấm vào đường dẫn nếu bạn chưa đọc chúng
Bảng Nội Dung
Kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm đóng gói xuất khẩu
Một sản phẩm đóng gói xuất khẩu có chất lượng tốt sẽ luôn tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ ràng và vượt trội hơn so với các sản phẩm khác, sản phẩm chất lượng cần kiểm soát, kiểm tra theo đúng quy định. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quy mô phòng thí nghiệm cho tới việc kiểm tra dưới quy mô sản xuất và đóng gói công nghiệp sẽ giúp sản phẩm tới tay khách hàng không bị gặp rủi ro. Sản phẩm sẽ không bị hỏng, không có những dị vật hay thậm chí là không có những chất bị cấm.
Thị trường Hoa Kỳ luôn rất khắt khe với những sản phẩm có chứa những chất cấm và chất gây hại cho sức khoẻ người sử dụng, sản phẩm.
Thông thường, các nhà xuất – nhập khẩu chọn kiểm tra hàng hóa của họ sau khi nhà máy kết thúc sản xuất. Bằng cách này, họ có thể xác minh chất lượng của hàng hóa cuối cùng trước khi chúng được xếp hàng và vận chuyển ra nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế có ba hình thức kiểm tra chất lượng sản phẩm chính.
- Kiểm tra trước khi sản xuất được tiến hành trước khi bắt đầu sản xuất, và những kiểm tra này có thể giúp xác minh chất lượng của nguyên liệu thô và sự sẵn sàng của nhà máy.
- Thanh tra trong quá trình sản xuất được tiến hành trong khi sản xuất vẫn đang được tiến hành. Việc kiểm tra này có thể giúp bạn phát hiện sớm các khiếm khuyết và giảm thời gian xử lý.
- Kiểm tra trước khi giao hàng là loại hình kiểm tra phổ biến nhất. Những điều này được tiến hành khi hàng hóa của bạn được sản xuất 100% và đóng gói ít nhất 80%. Kiểm tra trước khi giao hàng là bước bắt buộc tuy nhiên hãy tập trung giải quyết vấn đề khi mới phát sinh ở 2 bước kiểm tra trên. Vì khi sản phẩm đã sản xuất và đóng gói hoàn thiện, việc khắc phục lỗi sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí.
Bài viết liên quan: Các yếu tố kỹ thuật Kiểm soát Chất lượng thực phẩm trong sản xuất
Yêu cầu về bao bì đóng gói sản phẩm xuất khẩu đạt chuẩn
Hoa Kỳ có những luật lệ kiểm soát bao bì đóng gói sản phẩm, một bao bì đạt chuẩn sẽ không chứa các chất gây hại cũng như có đầy đủ thông tin theo luật Liên Bang hay thậm chí là luật của từng tiểu bang. Ngoài ra, một bao bì sản phẩm tốt sẽ giúp bảo quản sản phẩm trong thời gian lâu mà không hư hại, ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm bên trong. Chúng ta cần lưu ý tới hai yếu tố bảo quản như: Bảo quản khi vận chuyển và bảo quản trong môi trường kho bãi (môi trường bán hàng).
Trong phạm vi đóng gói đạt chuẩn, chúng tôi xin trích dẫn link theo các tiêu chuẩn ISO khác nhau, các tiêu chuẩn ISO rõ ràng dưới đây cũng sẽ là nguồn thông tin chất lượng cho bạn. ISO Đóng gói và phân phối hàng hóa nói chung
Ngoài các yếu tố bảo quản khi vận chuyển và môi trường kho bãi, chúng tôi luôn khuyến khích nhà sản xuất sử dụng những loại bao bì giúp cho trải nghiệm sử dụng sản phẩm tốt hơn. Trải nghiệm sản phẩm như đã đề cập nói về việc khách hàng sử dụng và bảo quản sản phẩm có thuận lợi hay không.
Chúng tôi có bài viết về nhãn dán và yêu cầu thông tin trên nhãn sản phẩm, quý vị nên dành một chút thời gian để đọc tham khảo cũng như để hiểu và thực hiện tốt hơn. Bài viết tại: Đạo luật FPLA và UPLR tổng hợp yêu cầu về nhãn dán bao bì tại Mỹ.
Quy trình sản xuất và đóng gói sản phẩm xuất khẩu an toàn chất lượng
Quy trình đóng gói giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách rõ ràng và cụ thể, quy trình đóng gói sản phẩm xuất khẩu nên được xây dựng dù bất kể quy mô của doanh nghiệp của bạn như nào. Một doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng cần có những quy trình đóng gói, sản xuất cho từng nhóm sản phẩm khác nhau.
Quy trình đóng gói và sản xuất đạt những tiêu chuẩn quốc tế là điều cần thiết để chinh phục thị trường khó tính này. Quy trình giúp gia tăng tốc độ sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, nâng cao tính kết nối và sự linh hoạt khi xử lý trong sản xuất.
Một doanh nghiệp có quy trình sản xuất rõ ràng cũng chứng tỏ việc họ hiểu thị trường, khách hàng và sản phẩm của họ một cách cụ thể. Có nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sản xuất mà không có những quy trình cụ thể rõ ràng, họ chỉ sản xuất khi “cảm thấy” cần.
Ví dụ về Quy trình đóng gói sản xuất túi nilong 5 bước
Ví dụ về quy trình 5 bước sản xuất túi nhựa, từ ví dụ này hi vọng khách hàng cũng có thể liệt kê các bước sản xuất theo sản phẩm của Quý vị, từ đó nắm rõ và kiểm soát tốt hơn.
1. Trộn nguyên vật liệu:
Ở bước này, nhân viên chuyên môn sẽ bắt đầu tiến hành trộn hạt nhựa vào phễu hoặc thùng trộn chuyên dụng. Những hạt nhựa này có thể là nhựa nguyên sinh 100% hoặc được trộn theo tỷ lệ với nhựa tái sinh tùy theo mục đích sản xuất. Các chất phụ gia đặc trưng cũng được thêm vào trong bước này.
2. Tạo màng, thổi màng nhựa:
Sau khi trộn, hỗn hợp nguyên liệu được múc ra để đưa vào máy đùn hoặc cũng có thể dùng ống hút trực tiếp. Từ đây hỗn hợp được nấu chảy và thổi lên thành bong bóng khi hình trụ hướng lên trên. Vỏ của bong bóng này là một màng nylon. Ở bước này, người vận hành máy sẽ căn chỉnh độ dày và rộng của màng nylon bằng kỹ thuật chuyên dụng.
3. Cuộn thành cuộn nhựa:
Sau quá trình thổi đùn, lớp bong bóng nhựa này được kéo lên để làm nguội, sau đó chạy qua một loạt các con lăn để ép thành dạng phẳng. Cuối cùng chúng được cuộn vào một lõi giấy hoặc nhựa. Đến nay, chúng tôi có sản phẩm là cuộn màng nylon kép. Đối với màng đơn, quy trình cán màng sẽ có thêm một công đoạn là tước màng kép này thành 2 và quấn cùng lúc 2 lõi giấy.
4. Cắt tạo hình thành túi nhựa:
Đây là bước cuối cùng của quy trình. Cuộn nylon được đưa vào máy cắt tự động. Các mắt cảm biến trên máy sẽ đo chính xác độ dài cần thiết để chia cuộn nylon thành các đoạn bằng nhau. Đáy túi ni lông cũng được hàn nhiệt bằng hệ thống ép nhiệt tích hợp trên máy cắt.
5. Đóng gói túi nhựa để phân phối ra thị trường
Đóng gói túi nhựa trong hộp hoặc trong những bao bì quản bảo túi nhựa không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển.
Thông tin sản phẩm đóng gói xuất khẩu đầy đủ theo yêu cầu
Trong nội dung trên chúng tôi có đề cập tới các thông tin nhãn mác sản phẩm theo yêu cầu cũng như có dẫn đường link tới các quy định đạt chuẩn của ISO. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng không có nhiều thời gian để đọc bài viết thì chúng tôi có liệt kê tóm tắt các thông tin cần có trên nhãn sản phẩm dưới đây.
Các thông tin cần có trên một sản phẩm đóng gói xuất khẩu
- Thông tin doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, thông tin liên hệ hoặc thông tin định danh doanh nghiệp.
- Thông tin sản phẩm gồm: Tên sản phẩm, hàm lượng chất được sử dụng trong sản phẩm cũng như thông tin về trọng lượng của sản phẩm. Lưu ý: Đơn vị định lượng nên cần phù hợp theo yêu cầu của quốc gia bạn xuất khẩu.
- Thông tin về ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng sản phẩm.
- Thông tin hướng dẫn sử dụng sản phẩm
- Thông tin về tái chế bao bì, cách xử lý bao bì đóng gói
- Mã QR hoặc các mã giúp quét và kiểm tra sản phẩm một cách trực tuyến.
- Thông tin đơn vị sản xuất và đơn vị phân phối hoặc xuất nhập khẩu.
- Thông tin về chất có trong sản phẩm gây ảnh hưởng tới nhóm đối tượng nhất định. Nếu sản phẩm của các bạn ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng thì phải có cảnh báo sức khoẻ rõ ràng.
- Thông tin liên quan tới sản phẩm khác, nếu có.
Lưu ý: Mọi thông tin trên bao bì sản phẩm phải đảm bảo tính trung thực, không gian dối để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Cảm ơn, Quý đọc giả đã dành thời gian để đọc bài viết: Những lưu ý về đóng gói sản phẩm xuất khẩu thị trường Mỹ