Chất liệu nhựa là một trong những loại chất liệu được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt trong lĩnh vực Thực phẩm. Nhựa được ứng dụng phổ biến từ phương thức đóng gói bao bì cho đến những vật dụng tiếp xúc với thực phẩm hằng ngày.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại nhựa đang dược lưu hành và ứng dụng phổ biến chính là nhựa nguyên sinh và nhựa tái chế. Trong đó nhựa chất lượng nhất phải kể đến là nhựa nguyên sinh. Vậy bạn đã biết nhựa nguyên sinh là gì chưa? Nhựa nguyên sinh nào an toàn? Cũng như tính ứng dụng của nhựa nguyên sinh trong lĩnh vực Thực phẩm? Ở bài viết này, Quang Minh Group sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nhựa nguyên sinh một cách tốt nhất.
Bảng Nội Dung
Nhựa nguyên sinh là gì?
Nhựa nguyên sinh (Raw Plastic Particles) là loại nhựa được sinh ra từ dầu mỏ và khí đốt, chưa từng qua sử dụng hay chế biến. Nhựa nguyên sinh còn được gọi là nhựa thô; nhựa mới hoặc nhựa nguyên chất. Loại nhựa này có màu trắng trong tự nhiên, có tính đàn hồi cao, dẻo và chịu được áp lực. Ngoài ra, nhựa nguyên sinh có độ tinh khiết rất cao, không chứa những tạp chất hay chất phụ gia. Và vì là nhựa nguyên chất nên giá thành sẽ cao hơn nhiều so với nhựa tái chế.
Vậy nhựa tái chế là gì? Hãy cùng điểm qua một chút về nhựa tái chế là gì nhé!
Nhựa tái chế là gì?
Nhựa tái chế còn có tên gọi khác là nhựa tái sinh (Recycled Resin). Là sản phẩm hình thành từ rác thải của nhựa nguyên sinh đã qua sử dụng hoặc có thể nói chung là từ nhựa phế liệu. Các nhà sản xuất sẽ thu gom nhựa phế liệu sau đó phân loại, nghiền nhỏ và làm sạch. Các hạt nhựa này được chế biến thành dạng sợi hoặc dạng hạt để tái sử dụng.
Nhựa nguyên sinh có tốt không?
Như khái niệm trên, với đặc điểm từ tự nhiên nên nhựa nguyên sinh không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cho người sử dụng và còn thân thiện với môi trường. Đặc biệt, khi sử dụng loại nhựa nguyên sinh ở nhiệt độ cao, theo đặc tính của từng loại sẽ không sinh ra khí độc.
Nhờ vào tính chất chịu nhiệt tốt nên tính ứng dụng của nhựa nguyên sinh rất cao và một trong những lĩnh vực được ứng dụng phổ biến nhất chính là lĩnh vực thực phẩm. Cụ thể hơn, nhựa được sử dụng trong ngành thực phẩm để phục vụ cho quy trình đóng gói bao bì là chủ yếu, tiếp đến là tạo ra những vật dụng tiếp xúc với thực phẩm như muỗng, nĩa, ly nhựa,..
Tham khảo thêm: Cách lựa chọn thực phẩm an toàn
Nhựa nguyên sinh dùng để làm gì?
Đặc tính của nhựa nguyên sinh an toàn, không có chất độc hại nên có tính ứng dụng rất cao. Điển hình được ứng dụng ở một số lĩnh vực như:
+ Y tế: dụng cụ phẫu thuật, thiết bị nha khoa, ống, chai, lọ,..
+ Thực phẩm: đóng gói bao bì thực phẩm, màng bọc thực phẩm, những dụng cụ ăn uống như nĩa, muỗng, ống hút,.. hoặc những dụng cụ đựng thực phẩm như hũ, chai, lọ,…
+ Đồ chơi trẻ em
+ Sản xuất thiết bị máy móc, linh kiện, đồ điện tử: đặc tính chung của nhựa là có tính cách điện tốt nên được sử dụng để tạo ra những sản phẩm như đường dây điện, hộp an toàn, ốp lưng điện thoại. Các linh kiện máy móc như ron, bánh răng, khung chịu lực,…
Ngoài ra còn một số lĩnh vực khác mà nhựa nguyên sinh được ứng dụng rất cao. Nhưng với bài viết này, máy Công Nghiệp Quang Minh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nhựa nguyên sinh trong lĩnh vực Thực phẩm.
Những loại nhựa được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm
Nhựa nguyên sinh có nhiều loại, nhưng với đặc tính của từng loại khác nhau, nên sẽ tạo ra những sản phẩm ứng dụng trong ngành thực phẩm cũng khác nhau. Sau đây là những loại nhựa được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm.
Nhựa PET trong ngành thực phẩm
Nhựa PET là một trong các loại nhựa được ứng dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm, từ các vật dụng hằng ngày cho đến những vật dụng “take away” của những cửa hàng tiện lợi, nên có thể đây là loại nhựa mà chúng ta không mấy xa lạ gì khi nhắc đến. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến nhựa PET. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhựa PET là gì? Cũng như thuộc tính và tính ứng dụng của nhựa PET trong ngành thực phẩm.
Nhựa PET là gì? Đặc điểm và tính ứng dụng thực tiễn
Nhựa PET (Polyethylene Terephalate) là một trong những loại nhựa được ứng dụng tiếp xúc với thực phẩm. Nhựa PET có màu trắng đục, có tính bền, dẻo, khả năng chịu lực tốt, thuộc loại nhựa Polyester và có công thức phân tử là (C10H8O4)n.
PET là loại nhựa rất an toàn. Cụ thể, PET có khả năng chống ăn mòn, không bị phân huỷ. nên thường được sử dụng làm chai đựng nước có gas, nước suối, sữa, nước trái cây. Ngoài ra còn có những chai đựng xốt salad, bơ đậu phộng, dầu ăn,.. Loại hình dáng phổ biến của nhựa PET khi được ứng dụng là chai, khay đựng thực phẩm.
Tuy có những đặc tính tốt, nhưng nhựa PET chỉ được sử dụng một lần để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Nếu tái sử dụng nhiều lần loại nhựa này có thể thẩm thấu vào trong thực phẩm, gây ảnh hưởng đế sức khoẻ người sử dụng.
Các thuộc tính của nhựa PET
Công thức hoá học | (C10H8O4)n |
Khối lượng riêng | Dạng vô định hình: 1.370 g/cm3 Dạng tinh thể: 1.445 g/cm3 |
Độ bền kéo | 44.4 N/mm2 |
Độ dãn dài | 50 – 150% |
Nhiệt độ nóng chảy | ~ 260⁰C (500⁰F) |
Nhựa PP trong ngành thực phẩm
Sau nhựa PET, nhựa PP là loại nhựa nguyên sinh được ứng dụng nhiều nhất từ trước cho đến nay ở tất cả mọi ngóc ngách của ngành thực phẩm. Vậy tại sao nhựa PP lại được ứng dụng nhiều như thế? Nhựa PP có điểm ưu việt nào chăng? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin sau:
Nhựa PP là gì? Đặc điểm và tính ứng dụng thực tiễn
Nhựa PP (Polypropylene) là một loại nhựa polymer nhiệt dẻo, có màu trắng trong suốt, không màu, không độc hại. Nhựa PP có tỉ trọng thấp, có khả năng chịu nhiệt cao nhất trong tất cả những loại nhựa. Do đặc tính chịu nhiệt tốt, an toàn nên nhựa PP rất được ưa chuộng để tạo ra những hình thức đóng gói thực phẩm khác nhau. Một số sản phẩm điển hình từ nhựa PP như pallet, màng bọc thực phẩm, chai, lọ, hộp đựng sữa chưa, ống hút, chai đựng tương cà, tương ớt, cốc nước chịu nhiệt, bao bì,…
Tuy nhựa PP có khả năng chịu nhiệt tốt, dùng được trong lò vi sóng. Nhưng điểm cần lưu ý của nhựa PP chỉ dùng được trong lò vi sóng khoảng 2-3 lần ở nhiệt độ thấp. Giới hạn nhiệt của nhựa PP là 130⁰C – 170⁰C và sử dụng trong lò vi sóng được khoảng 2-3 phút.
Các thuộc tính của nhựa PP
Công thức hoá học | (C3H6)n |
Khối lượng riêng | Dạng vô định hình: 0.85 g/cm3 Dạng tinh thể: 0.95 g/cm3 |
Độ bền kéo | 30 – 40 N//mm2 |
Độ dãn dài | 250 – 700% |
Nhiệt độ nóng chảy | ~ 165⁰C |
Nhựa HDPE trong thực phẩm
Nhựa HDPE trong ngành thực phẩm không được ứng dụng rộng rãi và phủ sóng như nhựa PET và nhựa PP. Nhưng với đặc tính của nhựa HDPE rất phù hợp để tạo ra những loại sản phẩm nhất định trong ngành thực phẩm. Vậy hãy cùng xem các sản phẩm mà nhựa HDPE tao thành là những sản phẩm gì? Cũng như khái niệm và tính chất của nhựa HDPE ngay dưới thông tin sau:
Nhựa HDPE là gì? Đặc điểm và tính ứng dụng thực tiễn
Nhựa HDPE (High Density Polyethylene) là loại nhựa nhiệt dẻo polyethylene mật độ cao, có màu trắng dục, trọng lượng nhẹ, khả năng chống ăn mòn cao, miễn nhiễm với côn trùng, thời tiết, rỉ sét hay mục nát và không có chất độc hại.
Điểm ưu việt của HDPE là độ bền và trọng lượng. Với đặc tính này đã tạo điểm nhấn cho loại nhựa HDPE được ứng dụng để tạo ra những sản phẩm phổ biến như túi đựng thực phẩm, bình, thùng, khay chứa những thực phẩm dễ hư hỏng như sữa hoặc chứa thực phẩm với số lượng lớn được cấp cho công ty, trường học.
Nhựa HDPE có tính chịu nhiệt tốt ở nhiệt độ 110⁰C. Tuy có tính chịu nhiệt nhưng không khuyến khích sử dụng nhựa HDPE cho vào lò vi sóng, tránh quá nóng trên 110⁰C, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Và tuy an toàn để lưu trữ những thực phẩm dễ hỏng nhưng lại không được ứng ụng để lưu trữ thực phẩm lâu dài.
Các thuộc tính của nhựa HDPE
Công thức hoá học | C2H4 |
Khối lượng riêng | 0.95 – 0.97 g/cm3 |
Độ bền kéo | 0.20 – 0.40 N//mm2 |
Nhiệt độ nóng chảy | 135⁰C |
Chịu nhiệt liên tục | < 110⁰C |
Nhựa LDPE trong thực phẩm
Nhựa LDPE khá tương đồng với nhựa HDPE vì cùng chung họ nhựa PE. Tính ứng dụng của LDPE cũng rất phổ biến, ngang bằng với nhựa HDPE. Tuy nhiên để xem nhựa LDPE có khác gì so với nhựa HDPE thì chúng ta hãy cùng xem qua một số thông tin sau:
Nhựa LDPE là gì? Đặc điểm và tính ứng dụng thực tiễn
Nhựa LDPE (Low – Density Polyethylene) có những đặc tính tương tự như nhựa HDPE. LDPE là một loại nhựa nhiệt dẻo polyethylene mật độ thấp, trọng lượng nhẹ, có độ bền và khả năng chống chịu tốt. Nhựa LDPE có màu trắng trong suốt, có tính đàn hồi, không chứa chất độc, an toàn cho người sử dụng. Tính linh hoạt của LDPE cao hơn HDPE. Thường được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm như bao bì, túi nhựa, túi bánh mì, khay/ hộp đựng thức ăn, nắp đậy,…
Nhựa LDPE không nên cho vào lò vi sống vì loại nhựa nhiệt dẻo có mật độ thấp, nên sẽ sinh ra những chất độc hại. Một điểm đáng lưu ý ở nhựa LDPE là chỉ sử dụng được 1 – 2 lần. Sử dụng nhiều, nhựa sẽ thẩm thấu vào trong thực phẩm.
Các thuộc tính của nhựa LDPE
Công thức hoá học | C2H4 |
Khối lượng riêng | 0.91 – 0.94 g/cm3 |
Độ bền kéo | 30 – 40 N//mm2 |
Nhiệt độ nóng chảy | 115⁰C |
Nhiệt độ tối đa | 80⁰C |
Ký hiệu của các loại nhựa nguyên sinh an toàn trong lĩnh vực thực phẩm
Sau đây là ký hiệu của các loại nhựa nguyên sinh an toàn trong thực phẩm mà bạn nên biết khi thấy những chai, lọ, hũ,.. Có những ký hiệu ngay dưới đây:
+ Với ký hiệu số 1 (PET): là loại nhựa chỉ được sử dụng 1 lần, không nên bỏ vào lò vi sóng vì tính chất chịu nhiệt kém.
+ Với ký hiệu số 2 (HDPE): là loại nhựa thích hợp để dự trữ hoặc chứa những thực phẩm dễ hư hỏng. Tuy nhiên không nên bỏ vào lò vi sóng trên 110⁰C.
+ Với ký hiệu số 4 (LDPE): là loại nhựa có tính chất khá tương đồng với nhựa số 2 (HDPE). nhưng độ bền và sức chống chịu kém hơn HDPE. Nhựa LDPE không nên bỏ vào lò vi sóng vì tính chịu nhiệt kém. Chịu nhiệt được 80⁰C trong thời gian ngắn.
+ Với ký hiệu số 5 (PP): đây là loại nhựa được các chuyên gia khuyên dùng nhất vì các đặc tính cũng như tính chất của nhựa PP đều rất cao và an toàn. Là loại nhựa duy nhất có thể cho vào lò vi sóng ở nhiệt độ 130 – 170⁰C.
Cách nhận biết các ký hiệu nhựa nguyên sinh trên vật dụng hằng ngày
Để nhận biết các vật dụng bằng nhựa hằng ngày mà bạn sử dụng là loại nhựa gì, có an toàn hay không?. Bạn cần kiểm tra ở trên nhãn/ bao bì sản phẩm và đáy sản phẩm. Sau đó đối chiếu xem loại nhựa được in trên sản phẩm có phải các loại nhựa được sử dụng để tiếp xúc với thực phẩm hay không. Nếu thấy trên sản phẩm có các ký hiệu 1, 2, 4, 5 thì đó là các loại nhựa an toàn.
Nhận biết ký hiệu ở bao bì/ nhãn sản phẩm
Ngoài in các thông tin về sản phẩm trên bao bì/ nhãn sản phẩm. Thì các nhà sản xuất thông thường cũng sẽ in luôn ký hiệu của nhựa trên nhãn và bao bì sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy.
Nhận biết ký hiệu ở dưới đáy sản phẩm
Một điểm phổ biến nữa ở các nhà sản xuất chai, hũ nhựa là in ký hiệu dưới đáy sản phẩm. Đây được xem là cách nhìn ký hiệu phổ biến nhất.
Nhận biết ký hiệu ở một số vị trí khác
Ngoài hai vị trí trên, nếu bạn vẫn không thấy ký hiệu. Thì bạn cần xem xung quanh, dọc từ đầu cho đến thân của sản phẩm, có thể chúng sẽ hiện trên thân của sản phẩm. Đặc biệt cần soi dưới ánh đèn để có thể dễ dàng nhìn thấy hơn. Vì đa số ký hiệu được in trên chai, hủ, lọ nhựa thường tương đồng với màu trong suốt của sản phẩm, nên bạn rất khó để nhìn thấy nếu thiếu ánh sáng hoặc đèn.
Lời khuyên
Vì chủ đề “nhựa” đối với sức khoẻ của người tiêu dùng là vấn đề phổ biến hiện nay trong việc an toàn thực phẩm. Quang Minh Group mong muốn với những lời khuyên sau, sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng trong việc nhìn nhận và sử dụng đúng cách các loại nhựa an toàn mà Quang Minh Group đề cập đến. Sau đây là lời khuyên dành cho Quý khách hàng:
Đối với người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm nhựa hằng ngày
Để an toàn cho người tiêu dùng trong việc sử dụng các thực phẩm hằng ngày được đóng gói bằng nhựa. Người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ các loại nhựa được phép sử dụng trong ngành thực phẩm để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trước vấn nạn đồ nhựa kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường.
Đối với doanh nghiệp khi sản xuất sản phẩm nhựa hằng ngày
Các doanh nghiệp nên lựa chọn loại nhựa nào để phù hợp với hình thức đóng gói. Hoặc các nhu cầu khác, nhằm phục vụ cho sản phẩm mà doanh nghiệp muốn hướng đến, để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như sức khoẻ cho người tiêu dùng. Điển hình, sản phẩm dùng được 1 lần thì xem xét sử dụng loại nhựa số 1 (PET). Hoặc sản phẩm cần làm nóng thì chọn nhựa số 5 (PP).
Tham khảo thêm: Các mẫu bao bì đựng thực phẩm – Bao bì nhựa và giấy
Mong thông tin trên của Máy Công Nghiệp Quang Minh sẽ hữu ích đến với Quý khách hàng trong việc nhận biết loại nhựa nào được sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm!
Thông tin liên hệ