CO CQ đều là những thuật ngữ quan trọng đối với những người làm trong lĩnh vực nhập khẩu – xuất khẩu, trong ngành vận chuyển quốc tế và kinh doanh vật liệu nói riêng. Việc yêu cầu hàng hóa phải luôn có đầy đủ giấy tờ CO, CQ kèm theo là cần thiết để hỗ trợ truy xuất nguồn gốc – chất lượng sản phẩm. Liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về hai loại giấy tờ chứng nhận này?
Vậy CO CQ là gì, tại sao trong xuất nhập khẩu hàng hóa nhất định phải có 2 loại giấy tờ này? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết nhất về CO, CQ đến bạn.
Bảng Nội Dung
Quy định CO CQ là gì
Thực tế CO CQ là hai chứng từ hoàn toàn khác nhau, có chức năng khác nhau, nhưng luôn luôn đi kèm với nhau. Thuật ngữ COCQ dùng để nói về nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm. Gắn với những hợp đồng trong kinh doanh các loại mặt hàng, mua bán thiết bị, vật liệu hóa chất, liên quan tới xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.
Bên người mua luôn yêu cầu kèm theo hai loại giấy tờ chứng nhận này và một số hóa đơn khác như VAT… kèm theo hợp đồng mua bán.
CO là gì?
* Chứng nhận CO, C/O hay COO (viết tắt của Certificate of Origin)
Đây là giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc ủy quyền cấp phép của quốc gia sở tại có hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó.
Chứng nhận CO phải tuân thủ các quy định bắt buộc của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu do đó sẽ có nhiều loại biểu thị các vấn đề như: Miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…
Các mẫu CO phổ biến ở Việt Nam
- CO form A: là hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- CO form B: là hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi.
- CO form D: là hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
- CO form E: là hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).
- CO form S: là hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào CO form AK: là hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2).
- CO form AJ: là hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3).
- CO form VJ : là Việt nam – Nhật Bản.
- C/O form GSTP: là hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.
- C/O form ICO: là cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước dựa theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (IC/O)
CQ là gì?
* Chứng nhận CQ (viết tắt của Certificate of quality) – giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Đây là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa đã phù hợp với tiêu chuẩn của cá nhân sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Với loại chứng nhận này thì bên bán sẽ so sánh và lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên, chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong các hồ sơ khai hải quan, trừ một số mặt hàng được quy định bắt buộc.
Tại sao xuất nhập khẩu cần COCQ
Việc yêu cầu chứng chỉ CO CQ cho hàng hóa xuất nhập khẩu giúp đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng trong một quốc gia.
- Đối với CO giúp bên bán chứng minh hàng của mình là hàng thật có xuất xứ rõ ràng cũng như chứng minh doanh nghiệp tham gia đầy đủ các khoản thuế theo quy định của nhà nước. Còn bên mua sẽ không phải lo lắng đến việc mua phải hàng giả.
- Đối với CQ sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu khẳng định được tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm cũng như giúp bên mua yên tâm hơn khi mua hàng.
Ngoài ra, 2 chứng từ CO CQ này còn giúp nhà nhập khẩu biết hàng của mình có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không.
Vai trò của COCQ đối với hàng hóa
COCQ có vai trò trong việc chứng minh xuất xứ, nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần theo dõi các thông tin được ghi chú trên giấy chứng nhận để nắm những nội dung cụ thể của thiết bị – sản phẩm.
Vai trò của CO
- Chứng minh các sản phẩm đã đáp ứng được những tiêu chí nhất định để được công nhận là có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của một quốc gia cụ thể.
- Chứng minh được nguồn gốc của sản phẩm không phải là hàng lậu hay hàng trôi nổi.
- Hợp pháp hoá về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu.
- Chống phá giá
- Giúp thống kê thương mại trở nên dễ dàng
Ngoài ra, chứng nhận CO cũng được xem là căn cứ để xác định một mặt hàng có đủ tiêu chuẩn được nhập khẩu vào một quốc gia hay không và cơ quan hải quan sẽ yêu cầu giấy tờ đó là một phần của quy trình nhập khẩu hàng hóa.
Nếu một sản phẩm được sản xuất tại hai hay nhiều nước, xuất xứ của nó sẽ được ghi nhận tại quốc gia hoàn thiện khâu quan trọng cuối cùng. Hoặc nếu chi phí sản xuất hàng hóa tại quốc gia nào lớn hơn 50%, tỷ lệ nội địa hóa cao hơn 50% thì quốc gia đó được chấp nhận là nơi xuất xứ của sản phẩm.
Vai trò của CQ
Giấy chứng nhận CQ có vai trò khá quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu. Theo nghiên cứu thì để được cấp loại chứng từ này thì sản phẩm sẽ được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996. Do đó, CQ sẽ giúp chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp tiêu chuẩn và có chất lượng tốt theo yêu cầu quy định của một quốc gia.
Xác nhận chính xác các sản phẩm có đúng thông số kỹ thuật đã công bố trước đó hay không.
Cách xin hồ sơ COCQ
Hiện nay, Bộ Công Thương đã ủy quyền cấp phép cấp CO, CQ cho một số cơ quan, tổ chức tại từng tỉnh thành trên cả nước.
Mỗi cơ quan sẽ được ủy quyền cấp một số loại CO nhất định, ví dụ:
- VCCI: được phép cấp CO form A, B, AANZ, GSTP, DA59, TNK, Anexco III
- Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công Thương: được cấp CO form A, D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S
- Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công Thương ủy quyền: cấp giấy CO form D, E, AK…
Hướng dẫn đăng kí hồ sơ CO online:
Bước 1: Truy cập ngay vào trang www.ecosys.gov.vn, tiến hành đăng ký các thông tin doanh nghiệp sau đó đính kèm và gửi đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ.
Bước 2: Cán bộ trực thuộc sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ đã chính xác hay chưa nếu đã chính xác sẽ tiến hành duyệt xin cấp CO nếu chưa doanh nghiệp sẽ phải tiến hành bổ sung và chỉnh sửa.
Bước 3: Sau khi được duyệt cấp CO cán bộ sẽ ký đóng dấu vào form xin cấp CO và gửi lại cho doanh nghiệp.
Các thủ tục xin cấp CQ
Việc cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm được quy định tại luật năm 2010 rằng Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn là 3 bộ có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận CQ cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất thuộc lĩnh vực mà mình quản lý.
Một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm phải gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
- Một đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định.
- Bản sao công chứng đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sơ đồ bản vẽ thiết kế mặt bằng của doanh nghiệp, sơ đồ thuyết minh về quy trình sản xuất, bảo quản sản phẩm có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm của chủ doanh nghiệp và những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Nếu đơn vị có dưới 30 người thì photo công chứng đầy đủ các giấy chứng nhận. Và nếu trên 30 người thì chỉ cần photo danh sách có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Giấy xác nhận sức khỏe đối với chủ cơ sở, chủ doanh nghiệp và những người tham gia sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
Một vài mẫu COCQ từ các nước
– Mẫu COCQ từ Đài Loan
– Mẫu COCQ từ Trung Quốc
– Mẫu COCQ từ Hoa Kỳ
– Mẫu COCQ từ Nhật Bản
Bài viết trên đây là tất cả thông tin mà Máy Công Nghiệp Quang Minh muốn cung cấp đến bạn đọc, hi vọng giúp bạn phần nào hiểu chi tiết hơn về vai trò của CO CQ và tại sao cần COCQ trong hoạt động xuất nhập.
Công ty cổ phần công nghệ Quang Minh Group
Địa chỉ : 60/15 Quốc Lộ 13. P.26, Q.Bình Thạnh, TPHCM.
Hotline : 0396 906 609
Email : quangminhgroup.hcm@gmail.com
Websites : https://maycongnghiepquangminh.com/