Ngành cao su Việt Nam có còn tiềm năng phát triển?

Việt Nam hiện nay có diện tích cao su đứng thứ năm trên toàn thế giới nhưng sản lượng xếp thứ ba chỉ sau Thái Lan và Indonesia. Đặc biệt sau những kỷ lục mà ngành hàng này đã đạt được cả về lượng lẫn giá trị xuất khẩu trong 2021. Đã mở ra một năm đầy hứa hẹn với nhiều cơ hội để tiếp tục xuất khẩu thành công trong năm 2022. Vậy sau đây, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về ngành cao su Việt Nam và tình hình thị trường cao su Việt Nam đang có những chuyển biến như thế nào.

Bảng Nội Dung

Cao su có bao nhiêu loại và cách phân biệt như thế nào?

Được chia thành 2 loại chính: tự nhiên và nhân tạo.

Cao su tự nhiên

cao su tự nhiên
Cao su tự nhiên

Là một chất lỏng màu trắng sữa còn được gọi là mủ được chạy ra từ cây cao su (tên tiếng Anh là Hevea Brasiliensis) khi bạn cứa vào thân cây.

Với các đặc tính như độ bền cao, cách điện tốt, chống lại nhiều chất ăn mòn. Đây là một loại nguyên liệu vô cùng quan trọng vì nó là nguyên liệu thiết yếu để tạo ra hơn 4000 sản phẩm mà con người sử dụng ngày nay. Ví dụ như: các thiết bị y tế, găng tay y tế, lốp xe hơi, ủng…

Cao su nhân tạo

Cao su nhân tạo
Cao su nhân tạo

Bởi vì những nguyên liệu từ thiên nhiên luôn có hạn. Vì vậy, con người đã tìm cách tạo ra một loại chất hóa học có những đặc tính tương tự nhằm thay thế nguồn nguyên liệu này. Loại nhân tạo thậm chí còn có thể có khả năng đàn hồi và khôi phục lại kích thước ban đầu tốt hơn so với loại tự nhiên. Vì vậy, ngày nay trong cao su nhân tạo có thể được ưu tiên sử dụng trong những trường hợp yêu cầu chất lượng vật liệu tốt hơn.

Một số loại cao su nhân tạo:

  • Izopren (Polyisoprene)
  • Butadien (Polybutadiene)
  • Styren butadien 
  • Nitril butadien 
  • Butyl 
  • Clopren (Chloroprene)
  • Fluor (Fluoro rubber)
  • Silicon 

Ngành cao su Việt Nam đối với các ngành khác trên thị trường có tầm quan trọng như thế nào?

Đối với nền công nghiệp thực phẩm

Cao su trong nền công nghiệp thực phẩm
Cao su trong nền công nghiệp thực phẩm

Việc sử dụng cao su vào nền công nghiệp thực phẩm ngày càng tăng cả về phạm vi lẫn khối lượng. Đây là một loại chất có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm cũng rất lưu tâm trong việc sử dụng chúng trong quá trình sản xuất. Một số loại cao su được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm:

  • Loại được dùng làm bao bì thực phẩm chủ yếu là EPDM.
  • Loại Nitrile và các dẫn xuất của nó như loại Nitrile được hydrogen hóa và acrylate hóa. Các loại Floro và Silicon thường được dùng làm kín các container chứa dầu và nhiên liệu.
  • Hợp chất cao su tự nhiên thì thường được dùng làm các đệm kín, làm bao tay, các dụng cụ chế biến thực phẩm…
  • Hợp chất EPR được dùng chủ yếu trong sản xuất các đệm kín truyền nhiệt, thường cần được lưu hóa bằng hệ peroxide.
  • Loại Fluorocarbon thì dùng trong các ứng dụng dưới nhiệt độ cao trong những khoảng thời gian kéo dài, đặc biệt là đối với các thực phẩm béo.
  • Loại Silicon được dùng nhiều nhất ờ dạng ”polydimethyl vinyl siloxan” dùng tốt cho các đệm và đường ống có bề mặt không dính.

Đối với lĩnh vực y tế

Cao su trong lĩnh vực y tế
Cao su trong lĩnh vực y tế

Cao su đã trở thành một nguyên liệu quan trọng trong lĩnh vực y tế vì giá thành rẻ, tính sẵn có cùng với khả năng chịu được nhiều phương pháp khử trùng khác nhau. Ban đầu, cao su tự nhiên được sử dụng, nhưng sau khi loại nhân tạo được phổ biến rộng rãi, thì nó đã được dùng để thay thế gần như là hoàn toàn. Có những trường hợp bệnh nhân dị ứng với cao su tự nhiên được gợi ý sử dụng loại nhân tạo để có thể phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Một số thiết bị trong ngành y tế dựa vào cao su và sẽ không thể hoạt động hiệu quả nếu không có sự tồn tại của nó. Như ống dẫn, con lăn, dây quấn huyết áp, ống thông, dây dẫn máy trợ tim, găng tay… Hay cả bao cao su – các sản phẩm được sử dụng trong cuộc chiến chống AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tính linh hoạt của loại nguyên liệu này cũng khiến nó trở thành lựa chọn số một cho các sản phẩm chủ chốt của bệnh viện.

Đối với ngành hàng mỹ phẩm

Cao su trong mỹ phẩm
Cao su trong mỹ phẩm

Mủ cao su tự nhiên thường được dùng trong mỹ phẩm dưới dạng keo dán tóc, sơn mặt và cơ thể, bút kẻ mắt và keo dán lông mi. 

Đối với mỹ phẩm, đây là một chất hóa học có nguy cơ cao gây dị ứng. Các phản ứng dị ứng có thể bao gồm từ kích ứng da hoặc phát ban đến các vấn đề về hô hấp và thậm chí là một phản ứng nghiêm trọng hơn được gọi là sốc phản vệ. Vì vậy cần phải chú ý khi sử dụng các mỹ phẩm mà trong bảng thành phần có chứa thành phần này.

Thực trạng ngành cao su Việt Nam từ năm 2022 đến năm 2031 diễn biến như thế nào?

Thị trường Việt Nam
Thị trường Việt Nam

Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), việc mở lại biên giới và nối lại các hoạt động kinh tế hậu Covid sẽ giúp phục hồi nhu cầu cao su trong năm 2022.

Ở Việt Nam, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tình hình xuất khẩu ngành hàng này trong gần nửa năm đầu 2022 rất khả quan. Có xu hướng tăng trưởng cả về lượng và trị giá. Theo những báo cáo cho biết, tháng 5/2022, ngành cao su Việt Nam xuất khẩu tăng hơn 33,1% về lượng và tăng gần 26,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường cao su Việt Nam sẽ phải đối mặt với các thách thức như thiếu chất bán dẫn (có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô). Tình trạng thiếu container. Dẫn đến chi phí vận tải cao và quá trình thông quan khá chậm làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

ANRPC dự báo năm 2023, dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu thiếu hụt, sẽ gia tăng thiếu hụt cho đến năm 2028 và có thể sẽ kéo dài đến năm 2031. Bởi khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia dự báo những năm tới, Việt Nam có khả năng hưởng lợi kép về lượng xuất khẩu và về cả trị giá. Do tình hình thế giới vẫn đang khan hiếm nguồn nguyên liệu này. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn vẫn sẽ tiếp tục tăng. Và Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam với 99,7% tổng lượng hỗn hợp loại tự nhiên và nhân tạo của nước ta.

Tình hình gía cao su ở thị trường cao su Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022

Cụ thể, cả nước xuất khẩu 406.803 tấn. Thu về gần 715,4 triệu USD, giá trung bình đạt 1.758,6 USD/tấn. Tăng 0,08% về khối lượng, tăng 6% về kim ngạch và giá tăng 6%.

Thị trường Trung Quốc tiêu thụ 68,9% lượng xuất khẩu của Việt Nam. Với 280.230 tấn, tương đương gần 483,2 triệu USD, giá trung bình 1.724,3 USD/tấn.

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Ấn Độ đạt 28.766 tấn. Tương đương 52,55 triệu USD, giá trung bình 1.826,7 USD/tấn.

Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 19.798 tấn. Tương đương 34,27 triệu USD, giá 1.731 USD/tấn.

Theo Cục Xuất nhập khẩu trong tháng 4, xuất khẩu cao su đạt 78 nghìn tấn, tương đương 141 triệu USD, giảm 30% về lượng và giá trị so với tháng 3. Tuy nhiên so với tháng 4/2021, xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng 26% về lượng và 28% về giá trị. Lũy kế 4 tháng, xuất khẩu đạt 485 nghìn tấn. Trị giá 857 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Bài viết liên quan
Cách làm cơm rượu kiểu miền Nam, Bắc, Trung đầy đủ tại nhà
Cách làm cơm rượu kiểu miền Nam, Bắc, Trung đầy đủ tại nhà

1. Cách làm cơm rượu miền Nam Ủ trong khoảng 3 ngày là được (tùy thời tiết, nóng thì cơm Read more

Mè đen là gì – Vừng mè đen có tác dụng gì – Ai nên dùng thì tốt
Mè đen là gì - Vừng mè đen có tác dụng gì

Bột mè đen là gì Mè đen hay còn với tên gọi là vừng đen, trong y học cổ truyền, Read more

Máy đóng gói dạng lỏng – Thiết bị đóng gói ưu việt
Máy-đóng-gói-dạng-lỏng---Thiết-bị-chiết-rót-ưu-việt

Máy đóng gói dịch lỏng - dịch sệt được sử dụng để đóng gói tương ớt - tương cà hay Read more

Cách sử dụng sữa rửa mặt simple để đạt hiệu quả tốt nhất
hướng dẫn sử dụng sữa rửa mặt simple đúng cách

Sữa rửa mặt Simple là thương hiệu mỹ phẩm đến từ Anh, đây là thương hiệu nổi tiếng với các Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *